Có một bạn có Facebook là Triệu Koolboy hỏi như sau:
"Có cần thiết phải học thuộc code? Mọi người cho mình hỏi có cách nào nhanh thuộc code và dùng code có hiệu quả được không ạ?"
Và dưới đây là nhiều câu trả lời từ nhiều người và cả mình dành cho các bạn:
Duong Bach: thời đại này IDE là thứ có đầy trên mạng và nó đã làm cái việc HỌC THUỘC CODE cho bạn rồi,cái bạn cần ko phải là cái đó.
Mình nghĩ lập trình viên giỏi là người tư duy tốt,không phải là người thuộc nhiều code.
Phạm Hùng Thắng: Mình từng dùng Notepad hoặc Notepad++ trong 3 năm. Và kết bây giờ sử dụng Sublime Text trở thành 1 thứ xa xỉ.
Nguyen Le Thinh: Bạn nên cố gắng code nhiều, nhiều thành quen và thuộc. Thuộc ở đây k có nghĩa là thuộc hàm, mà thuộc luôn cả cách sử dụng nó ntn, vì có những hàm có thể dùng cho rất nhiều trường hợp. Đừng cố gắng trở thành 1 coder copy and paste.
Loc Rabbirt: dùng code hiệu quả thì do tư duy, còn thuộc code thì tùy cái, cái gì cũng phải note++ với tự gõ lạch cạch từ chữ một thì … chẳng hiểu sao dạo này nhiều bạn hỏi cái này thế nhỉ ~~!!
cứ cái nào chưa biết thì vào hocwebchuan mà xem, đi làm cũng chẳng nhất thiết phải nhớ hết nữa, trừ khi làm thầy giáo thôi.
Phạm Hùng Thắng: Nhưng khi đi làm bài test hay đi tuyển dụng có nhiều công ty người ta bắt tự code hết không Google, không cả hocwebchuan thì lại là điều khó với những bạn không thuộc code.
Loc Rabbirt: Cái ấy là do cty ko linh động, nếu mà tự code hết ko Google, đôi cái khi vào interview làm bài test sẽ bị choáng, quên sạch sành sanh, đỗ hay rớt chắc lúc ấy do hên xui quá thầy Phạm Hùng Thắng
còn em dám chắc 100%, không ai thuộc hết nổi, và càng không có người mới ra trường hoặc tự học ở nhà – tự học online – nào thuộc hết nổi code khi đi interview cả, cái ấy chính là kinh nghiệm mà họ thường đòi hỏi và gây khó khăn cho SV mới tốt nghiệp – hoặc những người tự học như chúng em.
Nguyen Le Thinh: ý mình muốn nhấn mạnh thuộc cách sử dụng hàm, còn tên hàm thì k nhất thiết phải thuộc. Điển hình các hàm liên quan đến thời gian (có liên quan đến múi h nhé, chứ k đơn giản chỉ là thời gian hiện tại) vs các hàm lquan đến string … hầm bà lằng luôn, dù có nhớ tên hàm nhưng chưa chắc đã dùng đúng để có kết quả đúng.
Và khi bạn biết cách sử dụng cái hàm đó rồi thì tự nhiên bạn sẽ nhớ đc tên hàm đó.
Phạm Hùng Thắng: Mình cũng đồng ý với comment của Loc Rabbirt. Thật sự thì ngày trước mình cũng làm cho nước ngoài 3 năm. Nhưng thú thực có nhiều hàm mình ko nhớ thật sự đâu. Rất nhiều cái và phải nói là đơn giản mà ko nhớ chứ đừng nói cái cao siêu. Nhưng vẫn được nhận lương tiền đô và vẫn sánh vai làm cùng nhiều coder khác rồi cũng chẳng kém họ về vị trí, thứ bậc hay tiến độ dự án, lương thưởng…
Chỉ khi mình bắt đầu làm giảng viên NIIT thì lúc đó mới thực sự rèn luyện buộc phải thuộc code nhiều hơn nữa cho tới giờ. Đúng như Loc Rabbirt nói là chỉ có người đi dạy mới thuộc code.
Nhưng nói là nói vậy, cuộc sống là những rèn luyện. Và con người ta hơn nhau cũng là ở sự quyết tâm và rèn luyện. Nếu ai nói rèn luyện và đạt được mức độ thuộc code là thừa thì chắc hẳn không dám nói.
Nên các nhà tuyển dụng vẫn dùng đó làm thước đo nhân viên khi tuyển đầu vào để xem đó có phải người hay tiếp xúc với code hay không, có kinh nghiệm thực sự hay không, có đam mê thực sự hay không, và có kiên trì hay không?
Làm CNTT nhất là Coder, DEV mà không kiên trì thì khó lòng mà yêu nghề được, ngược lại nếu không yêu nghề cũng khó lòng mà kiên trì được. Nên nó luôn đi đôi với nhau.
Có những bạn bằng rất khá, đi xin việc bảo em từng làm rất nhiều dự án hồi còn đi học.
Thế mà ngồi xuống bảo code bài 1 là 1 trang HTML xử dụng DIV & CSS căn bản làm không nổi.
Có bạn khác tới bài test 2 bảo là lập trình ra 1 hàm xử lý cắt chuỗi theo yêu cầu nào đó rồi chuyển một mảng các chuỗi thành dạng Tags (Tags của bài viết giống trong WordPress => Đơn giản chỉ là thêm dấu phẩy vào bằng implode cho mảng) cũng không làm được.
Thì quả thực rất cân nhắc bạn đó với 1 bạn mà làm được tốt hơn, hoặc làm được cả 2, hoặc làm chưa thành công nhưng trong những dòng lệnh có "niềm tin" ở đó.
Nguyen Le Thinh: các doanh nghiệp nước ngoài họ phân biệt khá rõ rệt trình độ của các coder, nếu bây h cùng phỏng vấn 1 coder mới ra trường vs 1 coder 3-5 năm kinh nghiệm, mà hỏi hàm j cũng đụng google thì k đc . Kinh nghiệm là tích lũy cho bản thân chứ k phải dựa dẫm vào google.
Loc Rabbirt: mỗi người một ý, với lập trường thầy giáo và nhiều năm kinh nghiệm em dám chắc thầy Phạm Hùng Thắng mới thấy được cái " niềm tin, sự yêu nghề, kiên trì " trong những dòng code, còn đối với nhà tuyển dụng, đặt biệt là nhà tuyển dụng Việt Nam, trong con mắt của họ, thì những người đi PV xin việc cũng chỉ là người làm thuê, họ là chủ, họ chỉ cần mình làm đúng những yêu cầu của họ ( làm tốt có khi còn bị chấm rớt )
và hầu như trong con mắt của các nhà kinh doanh không có khái niệm yêu nghề, đam mê … hay gì đó, đơn giản họ chỉ cần cái năng lực mà mình hiện đang có, còn yêu nghề hay không là do mình, đấy là thực trạng mà VN đang gặp phải ở rất rất nhiều nơi tuyển dụng về Web Design – Web Dev – Senior Dev …
chỉ dám xét riêng việc tuyển dụng, ở nước ngoài ( không đề cập tới công ty to lớn ) mà các cty vừa – nhỏ – các team, họ đều có thể ghi rõ ràng và xác định đúng năng lực của một người mà họ cần tuyển, chứ VN dạo này đi mà đọc cái tin tuyển dụng cũng tặc lưỡi ko dám apply CV – VN – All in one
và cả mình + 90% dev VN đều thiếu một thứ khá quan trọng chính là ngoại ngữ , hic học mãi cái ngoại ngữ mà hông vào, thiệt là buồn chán.
Phạm Hùng Thắng: Loc Rabbirt nói cũng đúng. Tuyển dụng ở VN đôi khi hơi bị cứng nhắc về điều đó thật. Ngày trước mình được tuyển vào công ty nc ngoài. Nói thật là có thuộc dòng code nào đâu ha ha. Ngày ấy Joomla và Vbuletin còn thịnh, SEO mới chỉ là khái niệm còn khá mới. Mà mình thì lại biết tới mấy cái đó từ khi học cấp 3.
Mà mấy cái đó thì gọi gì là Code. Có giỏi Joomla hay Vbuletin thì cũng chỉ gọi là giỏi sử dụng chứ giỏi gì code đâu.
Còn SEO ngày đó cũng thuật toán gì đâu. Onpage còn chưa có khái niệm hoàn chỉnh. Chỉ toàn cày từ khóa vào Title, Keyword và Description. Xong post bài chèn link lung tung, chịu khó đi spam là lên top chứ SEO SỦNG gì như bây giờ đâu.
Thế mà họ nhận mình vào làm đơn giản chỉ là vì "Biết Việc + Đam Mê" (Họ cũng đang cần người làm mấy vị trí đó).
Thế rồi họ phỏng vấn mình và coi như những hệ thống mình có như mấy trang web joomla và mấy diễn đàn VBB là bài test rồi.
Nên không phải test nữa và đặc cách làm chính thức luôn.
Chứ nói thật là test lúc đó thì chắc mình cho xem xin về luôn.
P/s: Câu chuyện đó là khi mình kết thúc ĐH nhé!
Vậy nên qua đây mình cũng có 1 chia sẻ với các bạn trên izwebz giống như các học viên của mình đó là:
"Cố gắng tạo ra nhiều dự án của riêng mình (bán hàng, quần áo, đủ thứ các bạn muốn… xong lấy giá, lấy ảnh trên mạng coi như là 1 dự án có thật…) hoặc cố tham gia kể cả không công vào một vài dự án hoàn chỉnh để người ta công nhận rằng mình đúng là người tham gia dự án đó nếu có ai gọi điện hỏi chủ dự án hay người chịu trách nhiệm dự án".
Hãy cố gắng thể hiện mình thật nhiều trong các dự án đó, có lẽ bạn sẽ được họ dành cho những cái nhìn thiện cảm hơn đấy
Cuối cùng, chúc bạn bạn tự rút ra được nhận định và câu trả lời cho mình nhé!
Nếu cần thiết, các bạn có thể hỏi thêm ở phía dưới và mình sẽ giải đáp thêm cho các bạn.
Thân,
Phạm Hùng Thắng.
The post Có cần thiết phải nhớ và thuộc code? Làm thế nào để thuộc và nhớ code? appeared first on Học thiết kế Web Lập trình PHP Quản trị Website Internet Marketing.